Những loại bánh dân dã của người miền Trung
Bánh giò, bánh ít lá gai hay bánh phu thê là 3 loại bánh bình dị nhưng rất nổi tiếng của ẩm thực miền Trung.
Bánh giò
Bánh giò là một đặc sản của người xứ Quảng, là thành phần không thể thiếu trong các ngày lễ Tết hay giỗ chạp. Thành phần chính của bánh là nếp và đậu xanh, cách gói bánh cũng tương tự như cách gói bánh chưng nên bánh giò còn được xem như là một bản sao của món bánh chưng nổi tiếng.
Bánh được gói thành hình tháp với mặt trên nhỏ hơn mặt dưới, mô phỏng theo hình những chiếc tháp của người Champa
Nếp được vo thật sạch và đem ngâm. Sau khoảng 10 giờ, vớt ra để ráo nước chuẩn bị cho việc gói bánh. Trộn vào nếp một ít dầu phộng, muối để chiếc bánh sau khi nấu được đậm đà. Nhân bánh được làm từ đậu xanh, ngâm mềm, đãi thật sạch vỏ, nấu chín. Giã nhuyễn đậu với các gia vị như muối, tỏi, hành, tiêu để phần nhân thơm ngon. Bánh giò được gói bằng lá chuối, khoảng hai, ba lớp lá chuối được xếp chồng lên nhau, múc một chén nếp rải lên trên, sau đó là một lớp nhân đậu và trên cùng là một lớp nếp và gói lại.
Hạt nếp chín dẻo thơm hương lá chuối rất ngon miệng
Sau khi gói xong, bánh được buộc bằng các sợi lạt. Chiếc bánh được buộc không quá chặt vì như vậy hạt nếp sẽ không thể nở dẫn đến chiếc bánh không chín đều, ngược lại nếu buộc lỏng quá, khi nấu nước sẽ vào bên trong làm hỏng bánh. Cột bánh thành từng cặp, cho vào nồi và nấu như bánh chưng. Trong suốt quá trình nấu, luôn phải canh đều lửa và châm nước thường xuyên để giữ chiếc bánh được ngập trong nước. Bánh sẽ chín sau khoảng 6 giờ nấu, vớt ra, để ráo nước và thưởng thức.
Bánh ít lá gai
Bánh ít lá gai là loại bánh đặc sản dân dã của người dân Bình Định nói riêng và miền Trung nói chung, không thể thiếu trong các dịp lễ Tết hay cưới, hỏi... Cách chế biến bánh ít lá gai không khó nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của người làm bánh. Nguyên liệu chính là nếp, vo thật sạch, ngâm trong nước vài giờ cho hạt gạo nếp mềm, vớt ra và đem đi xay. Để khô bột bằng cách cho bột nếp vào trong một chiếc túi vải, buộc chặt lại dùng một phiến đá nhỏ đè lên bên trên để nước trong thoát ra ngoài, chỉ còn lại phần bột nếp.
Cây lá gai là loại cây nhỏ, có lá mọc so le, lá có lớp lông nhỏ bao phủ xung quanh, bên trên có màu xanh, bên dưới có màu hơi trắng, mép lá hình răng cưa
Thành phần làm nên đặc trưng của bánh là lá gai. Lá gai sau khi hái về, ngắt bỏ cuống, rửa sạch, cho vào luộc chín, vớt ra, để ráo. Cho vào cối giã nát, vắt lấy nước và trộn với bột nếp. Bánh ít lá gai thường có hai loại nhân là nhân đậu xanh và nhân dừa. Đậu xanh ngâm qua đêm cho nở, nấu chín và tán nhuyễn với đường cát. Nếu là nhân dừa thì chọn loại cùi dừa già, bào ra thành từng sợi nhỏ, bỏ vào chảo xào chung với đường cho chín tới.
Vỏ bánh có lớp màu đen rất đặc trưng
Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả nguyên liệu thì bắt đầu gói bánh, ngắt một ít bột nếp, vo tròn lại, ép mỏng ra, cho lên bề mặt một ít nhân dừa hoặc đậu xanh, ép phần vỏ bánh lại cho khít, vo tròn lại, thoa một ít dầu lên lá chuối, gói bánh lại và đem đi hấp.
Bánh phu thê
Bánh phu thê hay gọi là bánh su sê, với ý nghĩa bánh vợ chồng xuất hiện trong đám cưới của người Huế. Thành phần chính của bánh là nhân và bột lọc. Nhân bánh được làm từ đậu xanh và dừa. Đậu xanh ngâm cho mềm, đãi sạch vỏ rồi hấp chín. Tán nhuyễn, cho đường vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp đặc quánh lại không dính tay là được.
Bánh phu thê được gói trong những khuôn bằng lá dừa rât đẹp mắt
Dừa được nạo thành sợi, chần qua nước sôi đã nấu với chút muối. Làm như thế sợi dừa sẽ dai hơn và bánh sẽ giữ được lâu hơn. Công đoạn quan trọng nhất là cháo bột hay nấu bột. Bột được hòa với nước theo một tỷ lệ nhất định, cho đường vào, khuấy tan đường. Kế tiếp cho dừa đã chần sơ qua vào rồi bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ, khuấy đều tay cho đến khi bột sánh lại, ở dạng nửa sống nửa chín, có thể chảy thành dòng chứ không đặc là được.
Từng sợi nhân dừa máu trắng ẩn hiện dưới lớp bột trong rất đẹp mắt
Đổ một lớp mỏng bột đã nấu với dừa vào khuôn, kế đến cho nhân đậu xanh vào rồi đổ tiếp một lớp bột nữa và đem hấp chín. Khi hấp bánh phải canh sao cho bột không chín quá vì sẽ làm mất đi độ dai của bột nhưng cũng không được để bột bị sống. Nấu cho đến khi thấy bột trong vắt, nổi lên màu vàng óng của phần nhân ở giữa là được. Bánh sau khi hấp chín, lấy ra để nguội, rồi lấy nắp khuôn đậy lên trên.
(Theo Ngoisao)
Tổng hợp
Tin khác:
- Thưởng thức hương vị nồng nàn của gỏi cá mai
- Về miền Trung thưởng thức cá ong mùa biển động
- Điểm danh những món miền Trung làm say lòng du khách
- Dọc miền Trung qua những món ăn ngon
- Thưởng thức khoai xéo miền Trung
- Đặc sản của người Cơ Tu "rượu Tà Vạt"
- Cá dìa nướng muối ớt
- Cá nục hấp cuốn bánh tráng
- Thưởng thức hương vị miền Trung trong gỏi mít non
- Về xứ Quảng thưởng thức xương rồng
Tin cũ hơn:
- Cung Cấp Chanh Đào Tươi tại Hồ Chí Minh
- Mâm cỗ ngày tết của người miền Trung (Huế)
- Cá cơm khô rang chua ngọt món ngon, rẻ, lạ miệng
- Về với ẩm thực miền Trung
- Món ngon đất võ Bình Định
- Cháo cá Khoai miệt biển
- Gói trọn cả mưa gió miền Trung trong chiếc đa nem bánh xèo
- Bún cá Quy Nhơn - Đậm đà hương vị cá thuần khiết
- Sò điệp, một ngàn lẻ một món ngon
- Cá Tắc Kè, bạn đã thử chưa?
Danh mục chia sẻ
Danh mục sản phẩm
Tìm theo giá tiền
Sản phẩm mới
-
Dầu Dừa 100ml 120.000 VNDSale
-
Táo Rockit (5 trái) 130.000 VNDSale
-
Đào Úc 295.000 VNDSale
-
Hạt điều (500g) 160.000 VNDSale
-
Bưởi Da Xanh Đồng Nai (kg) 90.000 VNDSale
-
Sấu tươi chín cây 75.000 VNDSale
-
Sữa chua nếp cẩm Mộc Châu 160.000 VNDSale
-
Mirinda 280.000 VNDSale
-
Hũ thủy tinh 1L 75.000 VNDSale
-
Mận đường SAPA 70.000 VNDSale
-