Sử dụng muối, thuốc tím, máy rửa ozon... rửa rau sống liệu có an toàn?
Theo lời khuyên của các chuyên gia, trong lúc chưa có cách để rửa sạch rau sống thì tốt nhất không nên ăn. Ăn chín, uống sôi vẫn là cách tốt nhất.
Sạch mắt là tốt lắm rồi!
Nói về các quán ăn và thói quen ăn uống, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM cho biết, rất khó thay đổi tập quán ăn hàng quán vỉa hè của người dân. Họ tiện đâu tấp đó không cần quan tâm chỗ bán hàng đó được phép hay không, sạch hay bẩn.
Quán xá đông khách, chật chội, vệ sinh cũng khó đảm bảo nên người tiêu dùng khi đến quán chỉ quan sát bàn ghế, khay đựng đồ ăn, bát, thìa, đũa có sạch không, có dùng đồ gắp hay lại bốc tay, bốc tiền chung... nói chung là cảm tính. Nhìn thấy sạch bằng mắt là tốt lắm rồi, chứ nói chi đến chuyện nhiễm vi sinh hay ký sinh trùng ở rau sống.
TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho hay, rau xanh được trồng trọt trên đất nên dễ bị nhiễm nhiều loại vi trùng và ký sinh trùng. Rau xanh bị nhiễm vi sinh cũng rất đa dạng, chủ yếu là vi sinh và ký sinh trùng. Rau xanh nếu nhiễm bẩn vi sinh thường gặp các vi khuẩn E.coli và Coli form do nước tưới bị nhiễm bẩn. Các ký sinh trùng cũng có thể nhiễm lên lá rau, từ trứng cho đến các ấu trùng giun sán.
Tuy nhiên, thực tế rất khó xét nghiệm để phát hiện ký sinh trùng vì phải sử dụng nhiều kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều thời gian và không phải phòng thí nghiệm nào cũng thực hiện được. Để an toàn thì người tiêu dùng nên mua rau về nhà ngâm rửa sạch sẽ nhiều lần, rửa trong vòi nước chảy, nếu có thể thì nên ăn rau luộc.
Có thể xử lý rau sống an toàn?
BS Đào Thị Yến Thủy, Phòng Truyền thông, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM cho biết, nên hạn chế ăn rau sống. Đối với những món ăn bắt buộc phải ăn kèm với rau sống như bánh xèo, bò lá lốt, bánh tráng cuốn, gỏi cuốn... thì nên mua rau về nhà để có điều kiện xử lý rau sạch sẽ hơn.
Với những cách mà nhiều người hay sử dụng như rửa nước muối, thuốc tím, máy rửa ozon, nano... thì theo BS Trần Văn Ký, nếu bị nhiễm nhiều vi khuẩn coliforms, escherichia coli (E.Coli) thì dù có rửa dưới vòi nước mạnh cũng chỉ giảm được lượng vi khuẩn chứ không thể hết vi khuẩn. Muối không phải là chất diệt khuẩn nên không có tác dụng làm sạch rau. Thuốc tím là thuốc sát khuẩn nhưng lại có 2 mặt, một là diệt khuẩn nhưng nếu còn tồn dư thuốc tím trên rau sẽ là tác nhân gây ung thư.
Do không thể kiểm soát lượng tồn dư nên không nên dùng thuốc tím rửa rau sống. Bên cạnh đó, phương pháp sục ozon, nano thì cũng chưa có cơ sở khoa học là diệt được khuẩn. Chính vì lý do đó chúng ta chưa có tiêu chuẩn cho các loại thực phẩm sống. "Ăn chín uống chín" vẫn là cách bảo vệ mình an toàn nhất.
(theo BNT)
Tổng hợp
Tin khác:
- 42 LỜI KHUYÊN Ý NGHĨA MÀ CHA DẠY CHO CON
- Khỏe và đẹp với 10 lợi ích kỳ diệu nhất của quả táo
- Bảo quản cà chua đúng cách
- Những cách thổi căng phòng bếp
- Sự thật về thực phẩm không có chất béo
- Sử dụng muối thế nào cho tốt
- Cách ăn giúp hạn chế lượng cholesterol
- Cách sử dụng chảo chống dính
- Sáng tạo với cách bài trí bàn ăn hấp dẫn
- Bí quyết để có món bít tết ngon
Tin cũ hơn:
- Bí quyết làm mềm các loại rau khô
- Mẹo vặt bảo quản gừng được lâu
- Những loại trái cây mùa thu ít hóa chất
- Bí quyết sử dụng xoong nồi hiệu quả
- Mẹo vặt cho món gà rán thơm ngon
- Cách nhận biết ngộ độc thực phẩm
- Cách chọn nguyên liệu và chế biến chả rươi
- Cách ăn canh tốt cho sức khỏe
- Mẹo ngâm sò huyết sạch và ngọt nước
- Bí quyết làm trứng cuộn Hàn Quốc ngon
Danh mục chia sẻ
Danh mục sản phẩm
Tìm theo giá tiền
Sản phẩm mới
-
Sale
Chanh đào ngâm(1.5lít) 330.000 VND
-
Sale
Chả bò Đà Nẵng - 500gr 150.000 VND
-
Sale
Chanh Đào Mật Ong Đường Phèn 1.7 lít 350.000 VND
-
Sale
Mận đường SAPA 70.000 VND
-
Sale
Me Keo 90.000 VND
-
Sale
Hũ thủy tinh 3L 130.000 VND
-
Sale
Macca muối (200gram) 250.000 VND
-
Sale
Thịt heo ngâm nước mắm 180.000 VND
-
Sale
TRÀ SỮA MYANMAR 145.000 VND
-
Sale
Mật Ong Cà Phê Gia Lai 500ml 160.000 VND
-







