Quả kha tử là một trong những cách đơn giản được người xưa dùng làm thuốc chữa bệnh. Một trong những công dụng chữa bệnh được nhiều người biết đến đó là trị ho bằng kha tử rất hiệu quả.

Đặc tính của kha tử

Quả kha tử còn được gọi là chiêu liêu, kha lê. Cây kha tử là một cây gỗ cao 15-20m. Lá mọc đối, cuống ngắn. Hoa màu trắng, có mùi thơm, mọc thành bông ở đầu cành hoặc kẽ lá. Quả với lớp vỏ màu nâu nhạt, hình trứng (đường kính 2,5- 3cm), có 5 cạnh dọc, nhọn ở 2 đầu, trong chứa một hạt nhỏ cứng. Quả chín vào khoảng tháng 9, 10, 11, lấy đem sấy khô dùng làm thuốc. Quả kha tử có vị chát, nhạt, hơi chua, tính mát.

Quả kha tử

Cách trị ho bằng kha tử

Khi bị viêm họng hay khi vừa cảm thấy nuốt khó hoặc hơi đau ở họng khi nuốt thì phải trị ngay bằng cách: ngậm 1 quả kha tử, nuốt nước từ từ cho đến khi hết chất chát. Vài giờ sau nếu chưa cảm thấy hết khó chịu thì ngậm 1 quả nữa. Có thể gọt một miếng củ nghệ tươi bằng đầu ngón tay cái để ngậm như kha tử. Thường nên ngậm ngay khi cảm thấy họng nuốt khó, chỉ cần ngậm 1 quả kha tử đã hết viêm họng. Nếu dùng thuốc trễ thì mỗi ngày ngậm 3 quả, ngậm 2 - 3 ngày thì viêm họng, ho khan tiếng, tắt tiếng đều khỏi. Cách khác là với 8g kha tử kết hợp với 6g cam thảo, 10g cát cánh, đem sắc lấy nước uống hàng ngày.

Dùng nhiều trong điều trị ho có đờm cho bé: nướng kha tử lên, sau đó thả vào cốc nước nóng có pha chút muối cho bé ngậm, rất hiệu quả.

Ho lâu ngày: dùng kha tử, đảng sâm mỗi vị 4g sắc với 400ml, còn 1/2 chia uống 3 lần.

Công dụng trị bệnh khác của kha tử

Quả kha tử là một vị thuốc chuyên dùng chữa đi ỉa lỏng lâu ngày, chữa lỵ kinh niên, di tinh, ra mồ hôi trộm, trĩ, xích bách đới. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc viên 3-6 quả loại trung bình đủ để xổ, do vậy không dùng quá liều. Những lá bị sâu chích và tạo ra những mụn lỗi dạng sừng, dẹp và rỗng có thể dùng trị ỉa chảy và lỵ của trẻ em. Trẻ nhỏ 1 tuổi dùng liều 0,05g; cứ 3 giờ uống một lần.

Theo GĐ

Tổng hợp