Lịch sử thú vị của món khoai tây chiên
Khoai tây du nhập vào châu Âu vào khoảng đầu thế kỉ 16, người có công trong việc đó không phải người Pháp hay người Bỉ mà là một người Tây Ban Nha. Năm 1537, Jimenez de Quesada và đội quân người Tây Ban Nha của ông đã phát hiện một ngôi làng ở Columbia, khi tất cả người dân bản xứ đã bỏ trốn. Trong vô số thứ tìm được tại đó, có một loại củ bản địa mà họ rất chú ý, những người Tây Ban Nha gọi chúng bằng cái tên "nấm cục" - đó chính là những củ khoai tây bây giờ.
Khoảng 20 năm sau, khoai tây đã được đưa trở lại Tây Ban Nha và cũng được mang tới Ý. Tại thời điểm này, khoai tây vẫn còn khá nhỏ và có vị đắng do môi trường Tây Ban Nha và Ý đều không tốt cho sự phát triển của loại củ này. Theo thời gian, giống cây này đã được nhân giống trồng rộng rãi khắp châu Âu, loại củ cũng lớn hơn và ngọt hơn.

Nhưng chúng cũng có thể có xuất xứ từ Bỉ
Các tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng người Bỉ đã chế biến khoai tây theo cách thái mỏng rồi chiên giòn từ rất sớm, đó là thời điểm cuối thế kỉ 17 tại thung lũng Meuse giữa Dinant và Liège, Bỉ. Người dân vùng này rất yêu thích món cá chiên nhưng trong thời gian đó, các con sông đóng băng quá dày, rất khó câu cá nên thay vì chiên cá, họ cắt mỏng khoai tây và chiên lên tương tự như chiên cá. Như vậy có thể cho rằng nguồn gốc món khoai tây chiên bắt nguồn từ Bỉ.
Vậy tại sao khoai tây chiên lại có tên tiếng Anh là "French Fries" - món chiên của người Pháp? Đó thực sự lại là một câu chuyện khác. Một sĩ quan quân y người Pháp tên Antoine-Augustine Parmentier đã trở nên nổi tiếng khi đấu tranh cho khoai tây trên lãnh thổ Pháp và các nước Châu Âu. Trong cuộc chiến tranh Bảy Năm, ông đã bị giam giữ tại nước Phổ, nơi mà khẩu phần ăn chính của tù nhân là khoai tây. Vào thời điểm này, người Pháp chỉ sử dụng khoai tây làm thức ăn chăn nuôi gia súc và không bao giờ ăn chúng.Họ cho rằng khoai tây có thể gây ra các bệnh khác nhau, nguy hiểm hơn cả là bệnh phong. Trên thực tế, năm 1748, chính phủ Pháp đã ra lệnh cấm trồng khoai tây trên toàn lãnh thổ. Tuy nhiên trong những tháng ngày bị giam giữ, Parmentier đã bị buộc trồng và ăn khoai tây. Và rồi ông nhận ra, những quan niệm của người Pháp về khoai tây trước đây là hoàn toàn không đúng sự thật.

Vào thời gian mới xuất hiện, người Pháp coi khoai tây là loại thực phẩm có thể gây ra nhiều bệnh tật
Khi được trả tự do và quay trở lại Pháp, Parmentier đã đấu tranh cho khoai tây và coi đó như một nguồn thực phẩm giàu tiềm năng. Cuối cùng, vào năm 1772, khoa y học Paris đã phải đưa ra công bố rằng khoai tây hoàn toàn có thể sử dụng làm thức ăn cho con người, mặc dù Parmentier vẫn gặp phải những kháng cự nghiêm trọng và thậm chí không được phép trồng khoai tây trong khu vườn của mình tại bệnh viện Invalides nơi ông làm dược sĩ. Parmentier sau đó đã phải rất vất vả để bảo vệ ý kiến của mình, từ việc mời các nhân vật quan trọng ăn thử khoai tây tới việc thuê vệ sĩ bảo vệ hay thuê người giả vờ "ăn cắp" khoai tây. Nhưng phải đến nạn đói năm 1785, khoai tây mới bắt đầu trở nên phổ biến tại Pháp.

Mặc dù thời điểm người Pháp "phát minh" ra món khoai tây chiên là vào cuối thế kỉ 18, lâu hơn khoảng 100 năm so với món ăn tương tự của người Bỉ, nhưng có rất nhiều tranh luận cho rằng món ăn này được chế biến đồng thời ở 2 quốc gia này trong cùng thời điểm, vậy nên đến hiện tại, món "chiên của người Pháp" vẫn còn được chia sẻ nguồn gốc lịch sử cho cả người Pháp và người Bỉ.


Người Mỹ đã phát triển món ăn này một cách nhanh chóng thông qua chuôi hệ thống cửa hàng đồ ăn nhanh
Dù vậy, người Pháp dường như là những người truyền bá món khoai tây chiên tới nước Mỹ và nước Anh. Người Mỹ đã phát triển món ăn này rất nhanh thông qua chuỗi hệ thống cửa hàng bán thức ăn nhanh của mình và cuối cùng, món ăn trở nên phổ biến với toàn châu Âu bằng tên gọi: món chiên của người Pháp - "French fries".
Tổng hợp
Tin khác:
- Thưởng thức cơm thố Nhật Bản tại Sushi KOI
- Thưởng thức sủi cảo ở hẻm Nguyễn Trãi
- Đến Hoàng Cầu ăn bún đậu mẹt
- Độc đáo với quán cà phê trên xe buýt ở Hà Nội
- Thịt nướng trên đá muối Himalaya ở Sài Gòn
- Người Sài Gòn mê mẩn với 4 món ngon đất Cảng
- Tìm hiểu món ăn trong lễ Phục sinh của các quốc gia trên thế giới
- Đến Đà Nẵng ăn mì quảng ếch
- Đến Huế nhớ ăn bánh khoái Thượng Tứ
- Những món ngon khó cưỡng khi tới biển Cửa Lò
Tin cũ hơn:
- Thưởng thức món ngon ở chợ Cồn Đà Nẵng
- Khám phá ẩm thực Trung Quốc
- Thực hư vị ngon ốc núi
- Đến Sài Gòn thưởng thức bánh gối Hà Thành
- Thơm ngon lẩu riêu cua bắp bò trên phố Sài Gòn
- Những món bánh có những tên gọi ngộ nghĩnh
- Đi ăn tào phớ lạ miệng, bắt mắt
- Tìm hiểu ba quán siêu đắt, siêu đông khách ở Sài Gòn
- Lẩu bao tử hầm tiêu
- Hấp dẫn hủ tíu với xá xíu chiên phố Trần Quốc Toản
Danh mục chia sẻ
Danh mục sản phẩm
Tìm theo giá tiền
Sản phẩm mới
-
Sale
Mật Ong Cà Phê Gia Lai 500ml 160.000 VND
-
Sale
Thịt heo ngâm nước mắm 180.000 VND
-
Sale
DÂU NHẬT LOẠI 15 TRÁI -330GAM 195.000 VND
-
Sale
TRÀ SỮA ĐÀI LOAN 200.000 VND
-
Sale
Lê Sapa 70.000 VND
-
Sale
Mít Chín Cây Tiền Giang đã tách múi 55.000 VND
-
Sale
Nho Đen Nam Phi 220.000 VND
-
Sale
Dâu giống Pháp size trung 125.000 VND
-
Sale
Nấm Mỡ Trắng 400gr 76.000 VND
-
Sale
Chanh Đào Mật Ong Đường Phèn 400ml 150.000 VND
-







