Có rất nhiều lợi quả khi chế biến bạn nên để cả vỏ để giữ lại hoàn toàn chất dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn cả vỏ bởi một số thực phẩm khi bạn ăn cả vỏ sẽ gây hại cho sức khỏe ví như khoai tây, cà chua...

Thói quen, sự tùy tiện khi ăn khoai tây, khoai lang, quýt… rất có thể sẽ gây ngộ độc thực phẩm, rối loạn chức năng gan.

Khoai tây

 Vỏ khoai tây có chứa Glu-co-zit sống, nếu ăn phải một lượng tương đối sẽ tích lũy trong cơ thể và dẫn đến các triệu chứng nhiễm độc. Nhiều trường hợp do đề kháng kém kết hợp với việc ăn nhiều vỏ khoai tây dẫn đến nhiễm độc mạn tính, làm giảm khả năng lọc độc của cơ thể.

Chất acaloit có trong vỏ khoai tây khi ăn vào sẽ tích lũy trong cơ thể gây ngộ độc, tuy không gây ra những biểu hiện tức thời nhưng về lâu dài ăn nhiều vỏ khoai tây khiến làn da trông xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém. Với những củ khoai tây đã mọc mầm, tuyệt đối không ăn.

Quýt

Trong ruột quả quýt xanh có một lượng nhỏ chất chuyên dùng để thuộc da và chế mực. Khi quýt chín các chất này sẽ tập trung ở ngoài vỏ, chính vì vậy nếu ăn vỏ quýt cơ thể bạn sẽ phải chống chọi lại các độc tố và nhiều khả năng sẽ bị nhiễm độc nhẹ đối với người lớn, còn riêng với trẻ nhỏ hoặc những người có sức đề kháng yếu thì có thể gây ra hiện tượng tương tự như ngộ độc thực phẩm.

Cà chua

Những loại củ quả không nên ăn cả vỏ

Khi xanh axit tannic chủ yếu tập trung trong phần ruột cà chua, tuy nhiên, khi chín loại axit này lại dồn chủ yếu về phần vỏ. Sau khi vào cơ thể, axit tannic phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác tạo chất kết tủa, gây các chứng: tức bụng, trướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn… Hơn nữa, vỏ cà chua không thể tiêu hóa được, do đó, trước khi chế biến nên bóc bỏ toàn bộ vỏ cà chua.

Khoai lang

Khoai lang tiếp xúc thường xuyên với đất, lớp biểu bì cũng trực tiếp hút chất dinh dưỡng cũng như một số chất độc hại. Vỏ khoai lang chứa nhiều kẽm nếu ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày, rối loạn chức năng gan thậm chí gây ngộ độc cho người ăn.

Vỏ khoai lang có chứa một lượng chất kiềm nếu ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày, rối loạn chức năng gan và gây ngộ độc cho người ăn phải. Khi bị nhiễm độc, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, thở dốc và có thể sốt cao. Lúc này lập tức phải sơ cứu cho người bệnh bằng cách kích thích cho nôn thức ăn ra, sau đó cho xúc miệng bằng sữa tươi và đưa đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Củ mã thầy

Vỏ củ mã thầy là nơi tập trung rất nhiều vi sinh vật nhỏ có khả năng gây ra các bệnh đường ruột. Trước khi gọt vỏ bạn cần rửa thật sạch, khi gọt xong lại rửa lại bằng nước lọc đun sôi để tránh các vi sinh vật còn bám lại trên vỏ. Vỏ mã thầy tập trung rất nhiều chất có hại cho cơ thể, có thể gây ra một số loại bệnh. Khi ăn củ mã thầy sống hay dùng để chế biến món ăn cũng phải bóc vỏ trước cho thật sạch.
Quả hồng
 
Không nên ăn hồng khi chưa chín hẳn. Khi ăn nên gọt vỏ thật sạch, vì chất tannin trong vỏ hồng sẽ gây hại cho dạ dày.


Bảo Thanh tổng hợp
Amthuc365.vn

Tổng hợp