Canh cua hay những món ăn từ cua luôn dược các bà nội trợ nữa chọn khi chế biến món ăn cho bữa ăn mùa hè. Nhưng ăn cua thế nào ngon và đảm bảo chất lượng nhất.

Mùa hè cua không những ngon, béo ngậy mà còn chứa hàm lượng vitamin phong phú, đồng thời còn có giá trị dùng làm thuốc nhất định, nhưng không ít người sau khi ăn cua bị đau bụng đi ngoài, hoặc buồn nôn.

Để tránh được những điều này, hãy lưu ý 8 điều dưới đây khi chế biến và ăn cua.

Ảnh: Internet

1. Hấp hoặc luộc chín kỹ

Cua ở sông hồ biển thường lấy xác động vật hoặc các chất mùn làm thức ăn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến lại chưa nấu chín kĩ, nên khi ăn vô hình chung đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những kí sinh trùng ở cua vào cơ thể. Chuyện đau bụng hay đi ngoài vì thế khó tránh khỏi. Cách ăn cua an toàn nhất là luộc hoặc hấp cua chín kĩ rồi mới thưởng thức.

2. Nên ăn cua tuơi sống

Sau khi cua chết, những vi khuẩn trong cơ thể cua nhanh chóng sinh sôi nảy nở và thâm nhập vào phần thịt cua khiến cho người ăn dễ buồn nôn, đau bụng đi ngoài. Bởi vậy, tuyệt đối không nên ăn cua hoặc sắp chết. Cua còn tươi sống có phần mai hiện rõ màu xanh đen, có độ nhẵn bóng, phần bụng căng đầy, trắng sạch. Cua sắp chết phần mai thường có màu vàng, chân cua hơi mềm, lật qua lật lại khó khăn.

3. Không nên để lưu cữu

Cua chế biến xong ăn không hết, phần còn lại tốt nhất nên để ở nơi thoáng mát sạch sẽ , khi ăn nhất định phải cho vào nồi đun lại.

4. Ăn cua có... chọn lọc

Thịt cua chắc chắn là ngon và bổ. Nhưng không phải vì thế mà cái gì trong con cua cũng có thể ăn tuốt. Khi ăn cua, trước hết cậy phần mai, rồi loại bỏ phần dạ dày cua. Phần dạ dày chính là túi xương nhỏ hình tam giác nằm trong thân cua. Dùng một cái thìa nhỏ xúc phần dạ dày cua ở giữa thân cua ra, nhẹ nhàng lấy phần gạch cua bao ở bên ngoài ra ăn, chú ý không làm vỡ dạ dày hình nón ở phần giữa túi xương hình tam giác vì bên dạ dày đó có nhiều cát bẩn.

Ăn hết phần thân mới ăn đến mình cua. Dùng kéo nhỏ cắt bỏ phần miệng cua, phần cẳng chân cua, dùng cán thìa vớt bỏ màng hình lục giác ở giữa mình cua đi, phần này chính là phần tim cua, không nên ăn.

Phần ruột cua chính là đường màu đen nằm ở phần dạ dày thông lên rốn cua, nói chung cũng không nên ăn. Mang cua- chính là phần mềm mại hình giống như hai hàng lông mày ở bụng cua- cũng là phần bỏ đi.

5. Không nên ăn quá nhiều

Thịt cua có tính hàn, vì vậy những người có tì vị hư nên đặc biệt chú ý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến lạnh bụng, đầy bụng đi ngoài.

6. Không uống trà trong hoặc sau khi ăn cua

Khi ăn cua và sau khi ăn cua khoảng một tiếng không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng a xít trong dạ dày, khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đông đặc lại, không có lợi cho tiêu hoá và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

7. Không ăn cua với quả hồng

Mùa thu, lúc cua béo ngậy cũng là mùa hồng chín đỏ. Nhưng hai thứ này lại không nên ăn cùng nhau, vì chất tanin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chắn rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể dẫn đến những phản ứng xấu như buồn nôn, đau bụng đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khoẻ.

8. Những đối tượng không nên ăn cua

- Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy.

- Người bị viêm dạ dày mãn tính, loét tá tràng, viêm túi mật, sỏi mật và những người bị bệnh viêm gan cũng nên hạn chế ăn cua.

- Người mắc bệnh tim mạch vành, bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu cao nên ăn ăn ít hoặc không ăn, bởi vì trong gạch cua có chưa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc những chứng bệnh trên.

- Người có tì vị hư hoặc có thể chất quá mẫn cảm nên kiềm chế trước món hấp dẫn này.

Sưu tầm

Tổng hợp