Sữa đã trở thành đồ uống không thể thiếu đối với trẻ em hàng ngày. Tuy nhiên, khi dùng sữa cần lưu ý!

Sữa tươi là loại thực phẩm giàu dưỡng chất, tốt cho sức khỏe, nhưng đôi khi trong sử dụng, vì vô ý hoặc không biết nên vô tình làm sữa bị biến chất đi, thậm chí có thể gây hại cho cơ thể.

Bạn hãy tránh 3 điều sau nhé:

1 - Đun sữa bằng lửa nhỏ

Vì muốn tránh sữa trào ra hoặc cháy sữa khi đun nên nhiều người dùng lửa nhỏ để đun sữa, đun như vậy sẽ làm giảm vitamin trong sữa, giảm giá trị dịnh dưỡng.



Hơn thế đun sữa bằng lửa nhỏ, thời gian đun kéo dài, chất dinh dưỡng trong sữa càng dễ bị oxy phá hoại. Cách làm khoa học là đun to lửa, khi sôi rút lửa ngay. Như vậy, vừa giữ được thành phần của sữa, lại vừa có hiệu quả sát trùng sữa.

2 - Đun sữa quá lâu

Nhiều người cho rằng càng đun lâu thì càng sát trùng tốt. Điều này không đúng. Vì sữa giàu protein, khi bị nóng những hạt protein ở thể keo sẽ có biến chuyển rất lớn. Khi sữa ở 60 - 62 độ bắt đầu có hiện tượng mất nước, hạt protein từ dạng keo lỏng chuyển sang keo đặc và lắng xuống. Sữa bò còn chứa muối axit phốt-pho-ric không ổn định, nếu để nóng lâu, can-xi phốt-phoric mang tính axit sẽ trở thành can-xi phốt-pho-ric trung tính, lắng đọng lại khiến cho sữa mất giá trị sẵn có.

Ngoài ra, khi đun sôi đến 100 độ thì đường trong sữa bắt đầu chảy nên sữa sẽ có màu nâu và dần phân giải thành axit lactic, đồng thời sản sinh ra axit formic, khiến sữa có vị chua, ảnh hưởng đến mùi vị sữa. Vì vậy, sữa chỉ nên đun sôi không nên đun lâu.

3 - Cho đường trước

Khi đun sữa nếu đồng thời cho đường, nhìn bề ngoài thấy rất hợp vệ sinh nhưng thật ra là phản khoa học, vì trong sữa bò và đường có chứa lysine sẽ có phản ứng khi nhiệt độ cao, sinh ra lysine gốc glucose, chất này có hại cho cơ thể. Cách làm chính xác là sau khi đun sôi sữa để còn nóng già mới cho đường.

Sưu tầm

Tổng hợp