Nhiễm sởi trong thai kỳ
Tôi đã có một bé trai, hiện nay cháu đã bước sang tháng 17 và hiện tôi đang mang bầu bé thứ 2 được 16 tuần.
Nhưng cách đây 4 hôm tôi thấy người rất mệt mỏi, nhức buốt xương hông, đau đầu, chóng mặt và sốt nhẹ 37º. Sau hai ngày sốt đó mặt tôi bắt đầu phát ban sau đó lan nhanh xuống toàn thân.
Tôi rất lo lắng, nên đã đi khám thai Bác sỹ bảo thai nhi phát triển tốt, mọi thứ đều bình thường nhưng viết giấy cho tôi đi xét nghiệm Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới xem có phải nhiễm rubella hay không? Kết quả xét nghiệm Rubella âm tính. Sau đó tôi đi xét nghiệm ở Viện vệ sinh dịch tễ cũng cho kết quả như vậy.
Tôi có đề nghị xét nghiệm sởi thường nhưng Bác sỹ bảo không cần, xét nghiệm Rubella chính là sởi đức thế là đủ.
Nhưng tôi nghĩ là có thể tôi đã nhiễm Sởi nhưng là sởi thường. Qua các tài liệu khác đã đọc, tôi vẫn rất lo lắng: Sợ việc sốt phát ban này có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của bé sau này (có khi phải đến khi tập nói, nghe, học) thì mới nhận biết được.
Tôi rất hoang mang không biết như thế nào? Tôi rất muốn xin những lời khuyên của mevabe.net
Tôi xin chân thành cảm ơn! (AT - Hà Nội)
Trả lời
Chúng tôi xin được trả lời những vấn đề chị quan tâm và lo lắng như sau:
1 - Phân biệt Rubella (sởi Đức) và sởi thường: Bệnh đều do virút gây ra và rất dễ lây truyền qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người mắc bệnh. Đều có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi nhất là thai dưới 20 tuần tuổi.
| Rubella (Sởi Đức) | Sởi thường |
Ủ bệnh | Triệu chứng biểu hiện sau khi tiếp xúc với người bị bệnh từ 2 đến 3 tuần | Triệu chứng biểu hiện sau khi tiếp xúc với người bị bệnh từ 1 đến 2 tuần |
Triệu chứng | Khó phân biệt với các trường hợp nhiễm trùng do virút gây sốt phát ban và không phát ban khác. Phần lớn triệu chứng rất nhẹ thậm chí không có biểu hiện gì. | Tuổi bị bệnh: Hay ở trẻ nhỏ. Người lớn cũng có thể mắc (nếu chưa từng mắc và có tiếp xúc với người bị bệnh) nhưng ít hơn. |
Xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh | Tìm kháng thể Rubella (Chất chống lại vi rút Rubella trong cơ thể): IgG và IgM.
| Không có xét nghiệm chẩn đoán. Chủ yếu dựa trên triệu chứng lâm sàng vì rất điển hình và rầm rộ. |
Điều trị và phòng bệnh | + Chỉ điều trị triệu chứng. Chưa có thuốc kháng vi rút này. Không có thuốc phòng nhiễm trùng Rubella với thai nhi. + Tiêm vắc xin cho mẹ trước khi có thai ít nhất 3 tháng nếu xét nghiệm trước khi có thai cơ thể mẹ chưa có kháng thể phòng bệnh. | Chỉ điều trị triệu chứng. Không có thuốc điều trị virút. Không có thuốc phòng ngừa nhiễm trùng Sởi với thai nhi. Tiêm vắc xin cho mẹ trước khi có thai ít nhất 3 tháng, nếu mẹ chưa tiêm phòng hoặc chưa mắc bệnh bao giờ. |
Ảnh hưởng đến thai nhi | + Nếu nhiễm bệnh khi thai trong vòng 20 tuần tuổi: 90% thai có nguy cơ bị nhiễm trùng Rubella. Những thai nghén bị nhiễm trùng Rubella có thể có hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) bao gồm: Trẻ sinh ra có thể bị điếc bẩm sinh, mù, dị tật về tim, thiểu năng trí tuệ, thiểu năng phát triển thể chất và nhiều rối loạn khác của cơ thể. Có thể có sảy thai, sinh non tháng, thai chết lưu.
| Nhiễm bệnh có thể gây nhiễm trùng cho thai nhi và gây nhiều vấn đề dị tật bẩm sinh cũng như vấn đề thai chết lưu. |
2- Lời khuyên chung:
- Trường hợp của chị chúng tôi không nghĩ chị mắc nhiễm - Trường hợp của chị chúng tôi không nghĩ chị mắc nhiễm trùng sởi thường vì triệu những biểu hiện triệu chứng của chị không giống với sởi thường. - Vì giai đoạn đầu non yếu của thời kỳ thai nghén là giai đoạn hình thành các tổ chức trong cơ thể thai nhi. Vì vậy thai rất dễ bị ảnh hưởng sâu sắc dưới những tác động ở môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể mẹ (Nhiễm trùng, bệnh tật của mẹ như: Huyết áp cao, đái tháo đường..., thuốc, hoá chất, cồn (Như: Rượu, bia, rượu nếp), thuốc lá, kim loại độc (Như: Chì, Thuỷ ngân)...).
Có một số dị tật có biểu hiện ngay sau khi sinh nhưng cũng có một số trường hợp biểu hiện rõ rệt hơn khi bé ở giai đoạn tập nói và giao tiếp và về sau khi trẻ lớn lên.
- Có rất nhiều loại virút khác nhau khi gây bệnh cho cơ thể con người, lại có biểu hiện triệu chứng giống nhau. Ngày nay y học hiện đại chỉ có khả năng làm xét nghiệm chẩn đoán một số rất ít trong số vô vàn các loại vi rút này.
- Chị đang có một em bé 17 tháng tuổi nay lại đang mang bầu em bé thứ hai. Vì thời gian lại sức của chị quá ngắn (Hay có thể nói là chưa có thời gian lại sức) có thể vì vậy nên sức đề kháng của cơ thể phần nào giảm sút và dễ nhiễm bệnh. Liệu sau khi sinh em bé thứ hai thì việc chăm sóc và nuôi dạy cả hai em bé có ảnh hưởng đến sức khoẻ của chị và cả hai em bé hay không?
Vì những vấn đề đã nêu trên, chúng tôi khuyên chị nên tư vấn với bác sỹ chuyên khoa sản hoặc tốt nhất là bác sỹ chuyên khoa về gen để có thể cân nhắc kỹ quyết định nên giữ hay nên đình chỉ thai nghén để tránh những vấn đề về sức khoẻ khó tránh phát sinh sau này với em bé khi sinh ra.
Chúc Chị và gia đình vui vẻ, khoẻ mạnh và hạnh phúc.
Theo MeVaBe
Tin khác:
- Những thực phẩm nên ăn mỗi ngày
- Công dụng tuyệt vời của cải bó xôi
- Những thực phẩm để bạn có giấc ngủ ngon
- Tăng cường sức đề kháng bằng thực phẩm
- Ngải cứu - bài thuốc hay cho chị em
- Hoa quả giúp phòng bệnh đau đầu
- Món ăn tốt cho người bệnh Gout
- Những món đặc sản nổi tiếng có nguy cơ gây tử vong cao
- Ăn hoa quả thể nào cho đúng?
- Thời gian bảo lưu thịt trong tủ lạnh bạn cần biết
Tin cũ hơn:
Danh mục chia sẻ
Danh mục sản phẩm
Tìm theo giá tiền
Sản phẩm mới
-
Sale
BƯỞI RUỘT ĐỎ TÂN LẠC 65.000 VND
-
Sale
Thịt heo ngâm nước mắm 180.000 VND
-
Sale
Táo Rose Mỹ 220.000 VND
-
Sale
Nước sấu 160.000 VND
-
Sale
Mật Ong Nuôi Tiền Giang 0.5 lit 100.000 VND
-
Sale
Blueberry NewZealand (125g) 150.000 VND
-
Sale
TÁO TÀU KHÔ HÀN QUỐC 165.000 VND
-
Sale
Mận đường SAPA 70.000 VND
-
Sale
Nho thơm USA 145.000 VND
-
Sale
Me keo - 500gr 90.000 VND
-







