Tìm hiểu về chụp tử cung
Ngày 20/6/2008, tôi đã đi khám tại Viện phụ sản TW, Bác sĩ kê đơn: uống thuốc Clopencil và đặt viên Vagikit trong 1 tuần, 2viên/ ngày; Vợ chồng kiêng quan hệ và hẹn tháng này đến khám lại để sau đó “chụp tử cung” xem có vấn đề gì không?
Nhưng vấn đề của tôi bây giờ là ở chỗ: Do điều kiện công tác, chồng tôi thỉnh thoảng mới ở nhà với vợ được, lại thiếu sự thông cảm nên mới đây vợ chồng tôi vẫn quan hệ bình thường (nhưng cho ra ngoài). Việc này làm tôi lo lắng và băn khoăn. Thuốc đặt là để kháng khuẩn, vợ chồng quan hệ ít nhiều đều có khuẩn. Vậy, khi tôi đi khám để “chụp tử cung” vi khuẩn có “đi sâu” vào tử cung thì thật là nguy hiểm.
Thưa BS của mevabe.net, tôi không hiểu lắm nên cứ hình dung, tưởng tượng như vậy và không biết hỏi ai cho đáng tin cậy. Sắp đến ngày tôi có kinh rồi, tôi có thể tự mua viên thuốc đặt thêm vài ngày nữa để kháng khuẩn có được không? Chỉ vì không từ chối được chồng mà có thể tôi lại phải chờ đến tháng sau nữa mới “chụp tử cung” được. (Phạm Thị Bích - Hà Nội)
Trả lời:
Chúng tôi xin trả lời những vấn đề chị quan tâm như sau:
1. Thuốc chống nhiễm trùng
Hai loại thuốc Chị đang dùng là:
- Vagikit viên đặt có tác dụng chống nhiễm trùng do nấm tại chỗ trong âm đạo cổ tử cung.
- Clopencil viên uống có tác dụng chống nhiễm trùng do vi khuẩn tại đường sinh dục
2. Quan hệ tình dục vào thời gian điều trị nhiễm trùng bộ phận sinh dục
Việc quan hệ tình dục ở thời điểm điều trị là không nên, cho dù có xuất tinh bên trong hay bên ngoài âm đạo vì nguy cơ nhiễm khuẩn, tái nhiễm khuẩn và kháng thuốc do tái nhiễm khuẩn nhiều hơn. Vì vậy việc điều trị khỏi bệnh sẽ khó khăn hơn.
Nếu có thể, bác sỹ của Chị khám cho cả chồng Chị và điều trị cho cả hai nếu bác sỹ thấy cần thiết. Nhưng cho dù cả hai người được điều trị cùng một thời điểm nhưng việc quan hệ tình dục trong giai đoạn này thường không được bác sỹ khuyến cáo cũng vì những lý do trên.
3. Những hiểu biết về chụp buồng tử cung - vòi trứng
Mục đích của chụp buồng tử cung:
Trước đây là để chẩn đoán những vấn đề bất thường trong tử cung như: Dính buồng tử cung, nhân xơ… Ngày nay những vấn đề này đã được siêu âm đã thay thế.
Tuy nhiên chụp buồng tử cung vòi trứng vẫn còn có ứng dụng tốt trong chẩn đoán vô sinh và đang được sử dụng rộng rãi ở Việt nam. Với mục đích xác định độ thông của hai vòi trứng ở những người có nguy cơ cao như: Đã từng nạo thai, xảy thai, tiền sử đặt vòng, mổ ruột thừa vỡ, viêm vùng chậu, viêm phần phụ…
Tuy nhiên người ta cũng tránh không chụp buồng tử cung và vòi trứng trong các trường hợp sau:
- Nghi ngờ có thai (vì tia X sử dụng để chụp buồng tử cung và vòi trứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai trong giai đoạn đầu hình thành tổ chức cơ quan của cơ thể và có thể sẽ gây một số nguy cơ nhất định cho thai.)
- Đang viêm nhiễm trùng đường âm đạo (để tránh nhiễm trùng ngược dòng gây nhiễm trùng nặng hơn thậm trí có thể gây nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạnh…)
- Đang có ra máu (để tránh chất thuốc sử dụng trong chụp tử cung chảy ngược vào mạch máu tạo ra sự tắc mạch, nguy hiểm đến tính mạng của người phụ nữ. Và nếu có máu trong buồng tử cung sẽ làm khó nhận dạng được thương tổn (nếu có).
- Ứ nước vòi trứng.
- Dị ứng với các thành phần của chất cản quang (chất dùng để bơm vào trong buồng tử cung và vòi trứng để giúp bác sỹ nhìn thấy rõ hình ảnh ống vòi trứng có tắc hay không) và thuốc khác sử dụng trong khi thực hiện chụp tử cung-vòi trứng.
Biến chứng và hoặc những khó chịu sau chụp buồng tử cung –vòi trứng:
- Nhiễm trùng.
- Phản ứng dị ứng với thuốc sử dụng trong chụp tử cung – vòi trứng. Có thể từ nhẹ như nổi mẩn ngứa đến nặng như shock và dẫn đến nguy cơ tử vong.
- Tắc mạch máu: Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, có thể có nguy cơ đe doạ tính mạng.
- Đau.
Một số hạn chế của chụp tử cung buồng trứng:
- Chỉ đánh giá được tình trạng thông hay tắc của vòi trứng chứ không kiểm tra được tình trạng niêm mạc bên trong và bên ngoài của vòi trứng có bình thường hay không.
- Có thể có âm tính giả (vòi trứng co thắt khít lại tạo ra hình ảnh tắc vòi trứng hai bên)
Thời điểm chụp buồng tử cung – vòi trứng thích hợp nhất:
Sau sạch kinh 2-3 ngày (kiêng không giao hợp). Thường thì bác sỹ sẽ thăm khám kiểm tra lại trước khi chụp xem có viêm nhiễm đường sinh dục hay không. Bác sỹ có thể cho bạn uống thuốc kháng sinh dự phòng trước khi chụp tử cung vòi trứng một vài ngày.
Phương pháp khác có thể thay thế:
Nội soi chẩn đoán.
Thường chỉ áp dụng ở những người đã lớn tuổi, vô sinh kéo dài.
Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm, nhất là về thời gian, độ chính xác, tính kịp thời và có thể tránh được hiện tượng xơ hoá vòi trứng về sau.
Chị nên tư vấn với bác sỹ đang điều trị cho chị, để có thêm lựa chọn thích hợp trong chẩn đoán và điều trị.
Chúc chị và gia đình sức khỏe và hạnh phúc
Bs. Lê Thanh Hà (mevabe.net)
Theo MeVaBe
Tin khác:
- Tìm hiểu sự rụng trứng và thụ thai
- Ảnh hưởng của tia X
- Kem chống nắng cho bé
- Nhiễm sởi trong thai kỳ
- Những thực phẩm nên ăn mỗi ngày
- Công dụng tuyệt vời của cải bó xôi
- Những thực phẩm để bạn có giấc ngủ ngon
- Tăng cường sức đề kháng bằng thực phẩm
- Ngải cứu - bài thuốc hay cho chị em
- Hoa quả giúp phòng bệnh đau đầu
Tin cũ hơn:
Danh mục chia sẻ
Danh mục sản phẩm
Tìm theo giá tiền
Sản phẩm mới
-
Sale
Đường phèn Quảng Ngãi 45.000 VND
-
Sale
TRÀ SỮA MYANMAR 145.000 VND
-
Sale
Thịt heo ngâm nước mắm 180.000 VND
-
Sale
Sữa chua nếp cẩm Mộc Châu 160.000 VND
-
Sale
HỒNG TÁO TƯƠI 260.000 VND
-
Sale
Hạt điều (500g) 160.000 VND
-
Sale
Hũ thủy tinh 1L 75.000 VND
-
Sale
Sấu muối ớt 120.000 VND
-
Sale
Macca - Việt Nam 100.000 VND
-
Sale
BA KHÍA NĂM CĂN - CÀ MAU (800GAM) 160.000 VND
-







