Các vấn đề khi ăn dặm
Bé nhà tôi đã được 6 tháng. Từ tháng thứ 4 trở đi, bé không lên cân nữa và dừng luôn ở mức 7kg. Như vậy bé có bị suy dinh dưỡng không?
Bé rất lười ăn. Mỗi lần uống sữa hoặc ăn dặm phải ép lắm bé mới chịu và thường ăn xong thì ộc ra hết. Tôi phải làm sao? (Quang Nghĩa)
Trả lời:
Thân chào bạn,
Chúng tôi xin trả lời những vấn đề bạn quan tâm như sau:
Suy dinh dưỡng
Bạn không nói rõ cân nặng của con khi sinh ra là bao nhiêu cân nhưng nói chung ở 4 tháng tuổi với cân nặng 7 kg của bé là đạt tiêu chuẩn phát triển về cân nặng.
Bé không lên cân trong một hai tháng thực ra cũng chưa thể gây hiện tượng suy dinh dưỡng nhưng đây cũng là một dấu hiệu đáng lưu tâm.
Nguyên nhân của việc không lên cân ở đây là vì bé nôn chớ nhiều nên năng lượng cung cấp cho sự phát triển giảm và nhất là vấn đề mất nước do nôn cũng một phần làm cân nặng không tăng.
Vấn đề nôn chớ
Nếu bé vẫn bú mẹ là rất tốt. Bạn nên tiếp tục cho bé bú mẹ. Nếu mẹ đi làm thì có thể vắt sữa vào bình dành cho bé bú khi mẹ không có nhà. Thường ở độ tuổi từ khi sinh ra đến 6 tháng tuổi, dinh dưỡng của bé chủ yếu là sữa mẹ và/hoặc sữa công thức.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nôn:
Bệnh lý: Do dị ứng với sữa bò, tắc ruột, lồng ruột, hội chứng dạ dày thực quản trào ngược...
Sinh lý: Do tâm lý sợ ăn vì bị ép ăn nhiều quá hoặc sợ mùi vị thức ăn lạ, do ăn quá nhiều, do nuốt nhiều hơi trong khi bú mẹ hoặc bú bình.
Bạn nên tư vấn với bác sỹ chuyên khoa nhi để xác định rõ nguyên nhân.
Để giảm nôn cho bé:
- Cho bé ăn dần dần từng ít một.
- Thuốc dùng để giảm nôn: Motilium xirô dùng theo cân nặng và dùng trước khi ăn ít nhất 1 tiếng khi cần.
- Sữa: Có thể dùng sữa Frisolac Comfort (Nếu bé không dị ứng với sữa bò)
Ăn dặm
Khái niệm: Ăn dặm là tập cho bé quen với thói quen sử dụng thức ăn của người lớn. Hay là tập cho bé quen dần dần với những kỹ năng ăn và làm quen dần dần với những cảm nhận về vị giác (nếm : chua, cay mặn, ngọt...), khứu giác (mùi thơm của thức ăn), thị giác (màu sắc của thức ăn) như người lớn.
Nguyên tắc chung: Ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều (số lượng và chủng loại thức ăn), thành phần dinh dưỡng cân đối và đầy đủ.
Có thể bắt đầu cho bé ăn dặm từ 06 tháng tuổi trở lên là tốt nhất.
Bước 1: Xác định thời gian thuận lợi nhất là rất quan trọng cho bạn và bé để có thể bắt đầu bữa ăn dặm đầu tiên một cách thuận tiện và thoải mái nhất. Ví dụ bạn chọn bữa chính thứ nhất của bé bắt đầu vào 11 giờ trưa
Bước 2: Cho bé tập làm quen với cách ăn bằng thìa
Trước hết bạn bạn và bé hãy thả lỏng và xem đây như là một trò chơi mới của cả hai.
Bạn hãy để thìa đặt lên môi dưới của bé để cho bé tự ăn (ăn theo cách dùng lưỡi nếm thức ăn) những thức ăn trong thìa (nếu bé có thể tự ăn ngay thức ăn trong thìa có nghĩa là bé đã sẵn sàng bước vào thời kỳ này được rồi).
Nếu bé chưa quen với trò chơi mới này bạn hãy thử để một chút thức ăn lên đầu lưỡi của bé. Vì có thể do bé chưa quen và chưa cảm nhận được hương vị (đừng đổ hết thức ăn vào phần sau của miệng bé vì việc này sẽ làm kém cảm giác thức ăn ban đầu của bé và tạo thói quen ngậm thức ăn).
Nếu bé vẫn không thích thì bạn cũng nên kiên nhẫn, bé sẽ quen dần thôi. Bạn có thể thay đổi để cho bé quen với hương vị của những món ăn mới. Với những bé này bạn nên tập cho bé hàng ngày vào giờ đã chọn theo thời gian bé sẽ quen dần.
Thức ăn thường được chọn cho bé tập ban đầu thường là hoa quả nghiền nát như đu đủ, chuối, xoài… từ 01 thìa sau đó tăng dần từng nửa thìa một nếu bé thích.
Bước 3: Cho bé ăn bữa bột đầu tiên
Sau khi bé đã quen với việc ăn bằng thìa với hoa quả ,bạn có thể chuyển giờ ăn hoa quả này thành giờ ăn bột và chọn bữa chính thứ 2 là giờ ăn hoa quả.
Khi bé đã ăn hết một suất bột theo độ tuổi thì bạn lại có thể bắt đầu cho bé ăn thêm một bữa chính thứ hai. Cứ như vậy cho đến khi bé ăn đủ ba bữa chính thì bạn chuyển giờ ăn hoa quả sau một bữa chính hoặc chuyển hẳn sang giờ bữa phụ.
Trong quá trình tập cho bé ăn dặm bạn cần theo dõi tình trạng hấp thu của bé bằng cách kiểm tra phân và hậu môn của bé nếu phân thành khuôn, mầu sắc hậu môn bình thường có nghĩa là bé đã hoàn toàn quen với chế độ ăn mới.
Nếu phân lỏng có nhầy, hậu môn đỏ có nghĩa là bé cần có sự điều chỉnh trong chế độ ăn bạn cần tư vấn bác sỹ nhi khoa hoặc bác sỹ dinh dưỡng.
Lời khuyên chung
Ăn uống là một thú vui trong cuộc sống. Rất nhiều ông bố, bà mẹ vì nóng vội nên thường bỏ qua (không muốn nói là coi thường) những khả năng chủ động (hoặc cảm nhận) của bé trong ăn uống và làm bé có những phản ứng tiêu cực.
Phần lớn những vấn đề này đều có liên quan đến tâm lý trong ăn uống. Dẫn đến hậu quả, bé không lên cân có khi xuống cân. Vì không lên cân nên lại bị dồn ép và tạo thành một vòng xoay tâm lý gây căng thẳng cho bé (thậm chí là của cả gia đình ) trong ăn uống.
Đây là giai đoạn rất quan trọng chuẩn bị cho cả hành trang ẩm thực và tiêu hoá của bé về sau nên bạn cần kiên nhẫn và thực hiện một cách khoa học chế độ ăn của bé. Biến bữa bột thành niềm vui, một trò chơi cho cả hai bên. Tạo cho bé sự sẵn sàng đón nhận, nếu bé chưa sẵn sàng, bạn nên chờ đợi và có thể chủ động tạo lại cơ hội cho bé theo những bước gợi ý trên.
Chúc bạn và gia đình vui, khoẻ, hạnh phúc.
Bs. Lê Thanh Hà (mevabe.net)
Theo MeVaBe
Tin khác:
- Thực đơn cho sản phụ
- Vô sinh thứ phát
- Bà bầu mất ngủ
- Động thai (dọa sẩy thai)
- Hội Chứng Down
- Mang thai quá ngày
- Có thai hay không
- Thắc mắc về bé sơ sinh
- Tăng cân nhanh và dấu hiệu sinh đôi
- Lỡ...(10)
Tin cũ hơn:
Danh mục chia sẻ
Danh mục sản phẩm
Tìm theo giá tiền
Sản phẩm mới
-
Sale
DÂU NHẬT LOẠI 15 TRÁI -330GAM 195.000 VND
-
Sale
Me Keo 90.000 VND
-
Sale
Chanh Đào Mật Ong Đường Phèn 3,2lít 550.000 VND
-
Sale
Blueberry NewZealand (125g) 150.000 VND
-
Sale
Nho thơm USA 145.000 VND
-
Sale
Chanh Đào Mật Ong Đường Phèn 1.5 lít 310.000 VND
-
Sale
Mật ong cafe nguyên chất Gia Lai - 300ml 100.000 VND
-
Sale
Chả bò Đà Nẵng - 500gr 150.000 VND
-
Sale
Dầu Dừa 100ml 120.000 VND
-
Sale
Bòn bon 70.000 VND
-







